Du lịch Huyện Nhà Bè (2024)

  • Trang Chủ
  • Khám phá
  • Du lịch Huyện Nhà Bè

Du lịch Huyện Nhà Bè

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Huyện Nhà Bè nằm ở phía đông nam Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 12 km.

Huyện có diện tích 100,43 km², dân số là 206.837 người, mật độ dân số đạt 2.060 người/km².

Huyện Nhà Bè nằm án ngữ trên đoạn đường thủy huyết mạch từ Biển Đông vào nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp với rừng Sác. Ở phía tây huyện Nhà Bè, con kênh Cây Khô nằm trên tuyến đường thủy từ đồng bằng sông Cửu Long về Thành phố Hồ Chí Minh.

Hệ thống sông ngòi chằng chịt thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nước sâu đủ sức tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn cập cảng. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào, Nhà Bè đóng một vai trò quan trọng về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà Bè còn được xem là một vị trí có ý nghĩa đặc biệt về mặt chiến lược.

Do ở gần cửa sông, tiếp giáp với biển, nên nguồn nước ngọt dành cho sinh hoạt và sản xuất của huyện rất khan hiếm, vào mùa khô thường xuyên thiếu nước.

NGUỒN GỐC TÊN GỌI NHÀ BÈ

Có thể nói, huyện Nhà Bè ngày nay vẫn còn lưu giữ ít nhiều hình ảnh của Gia Định xưa với những cánh rừng đầy bần, mắm, dừa nước trải dài theo những con rạch chằng chịt ngang dọc vùng đất này. Với đặc điểm sông nước, bảy tháng mưa, năm tháng nắng, nơi này vẫn còn lưu giữ những đặc sản hiếm có, ít nơi nào sánh bằng.

Hàng trăm năm đã trôi qua nhưng “Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về” đã trở thành một trong những câu ca phổ biến nhất khi nói về vùng đất Gia Định - Đồng Nai của phương Nam này. Cho đến nay, nơi con nước được “chia hai” ấy vẫn còn nhiều tranh cãi.

Có người cho rằng địa danh được nhắc tới trong đó là ngã ba Phú Mỹ, hay còn gọi là Mũi Đèn Đỏ hiện nay, vì là nơi hợp lưu của hai con sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Đó cũng là nơi tương truyền khi xưa, vào giữa thế kỷ 18 có ông Thủ Huồn (tên thật Võ Thủ Hoằng), làm việc trong nha môn nhưng chủ tâm nhiều việc ác nhằm vơ vét tiền của bá tánh.

Sau một đêm nằm mơ, tìm đến chợ Mãnh Ma, gặp được người vợ yêu đã mất và được nàng đưa đi tham quan địa phủ, tận mắt nhìn thấy chiếc gông dành cho mình sau khi chết nên tỉnh ngộ, trở về làm nhiều việc thiện để chuộc lỗi. Trong đó có việc ông dành hết tài sản còn lại dựng căn nhà chòi trên chiếc bè cây ở ngã ba sông này lấy nơi làm phước, giúp người qua lại khúc sông khỏi đói khát.

Về sau, nhiều thương hồ tụ tập, bắt chước làm nhà trên bè để buôn bán, vì thế khu vực này trở nên sầm uất và địa danh “Nhà Bè” cũng bắt đầu từ đó.

Cũng có thuyết khác cho rằng, khúc sông chia hai trong câu hát là địa danh ngã ba sông Nhà Bè - nơi giao lưu của hai con sông Lòng Tàu - Soài Rạp, cũng chính là nơi TPHCM đang vận hành phà Bình Khánh nối với huyện đảo Cần Giờ hiện nay, vì con sông Nhà Bè dài chỉ non chục cây số, bắt đầu từ cầu Phú Mỹ đổ đến ngã ba Bình Khánh, tới đây thì mới chia hai ngả tạo thành Lòng Tàu và Soài Rạp để đổ ra biển.

Thuyết nào cũng có lý, song thực tế nếu vào từ cửa sông Nhà Bè thì đến ngã ba Mũi Đèn Đỏ dòng sông mới chia thành hai nhánh: một đi vào Sài Gòn - Gia Định gọi là sông Sài Gòn và một hướng về Biên Hòa - Đồng Nai gọi là sông Đồng Nai. Bởi vậy, địa danh được nhắc tới trong câu hát trên, theo tôi, có lẽ chính là ở khúc sông này, vì tại đây nếu đứng trên cầu Phú Mỹ quan sát sẽ thấy dòng nước chia hai rõ nhất, tạo nên nhánh rẽ rất rõ ràng.

ĐẶC SẢN NƠI NƯỚC CHẢY ĐÔI DÒNG: CÁ CHÌA VÔI

Nói đến Nhà Bè mà không nhắc tới dòng sông cùng tên và những đặc sản như cá chìa vôi, cá dứa, cá bống dừa thì quả là có phần thiếu sót. Từ xa xưa, con cá chìa vôi đã trở thành món ăn của người lắm tiền nhiều của ở vùng này; còn cá dứa và bống dừa nhờ đặc điểm của vùng đất nước lợ khiến thịt ngọt, thơm và ngon hơn nhiều chỗ khác, song ít người biết Nhà Bè còn có đặc sản ngon "nhức nách" là cua biển.

Nhà Bè, một trong những huyện ngoại thành của Sài Gòn, ai từng đi Cần Giờ chắc hẳn sẽ biết. Nếu có dịp xuống Nhà Bè, sẽ bắt gặp đâu đó bảng hiệu của các quán bán cá Chìa Vôi, món đặc sản của vùng đất này.

Cá chìa vôi sống ở vùng nước xoáy, nơi hợp lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, nơi còn gọi là vùng nước “chè” vì có cả dòng nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Hiện nay lượng cá chìa vôi tự nhiên trên sông Nhà Bè đã khan hiếm do hoạt động đánh bắt ráo riết của người dân.

KS. Nguyễn Hữu Thanh của Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ cho biết, trên cả nước chỉ có vùng sông Nhà Bè có cá chìa vôi. Nó chỉ chọn vùng ranh giữa hai con sông làm nơi sinh sống, nên càng trở nên khan hiếm.

Cá chìa vôi có dạng hình cầu, thân dày, vảy vàng óng, vây lưng phát triển thành đoạn xương cứng chắc, dài và chìa lên trên giống như cây dùng quệt vôi ăn trầu nên được gọi là chìa vôi - đây cũng là vũ khí tự vệ của cá. Con nặng nhất được bắt năm 1997 là 14 kg.

Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về “họ” và “bộ” của cá. Trong Sách đỏ Việt Nam có ghi danh họ cá chìa vôi (Syngnatidae) gồm 8 loài cá được bảo vệ; tuy nhiên có ý kiến cho rằng loài cá chìa vôi Nhà Bè lại không nằm trong họ Syngnatidae mà thuộc bộ cá vược - Perciformes - họ Ephippidae, giống Proteracanthus, loài Roteracanthus sarissophorus (Cantor, 1849). Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu làm rõ!

Ông Nguyễn Xuân Nghị, nông dân ở thị trấn Phú Xuân cho biết, trước đây, việc săn bắt cá chìa vôi cũng được chuẩn bị rất công phu, từ trang bị xuồng, lưới và cả lương khô cho người đi “săn”. Cá nặng từ 1,5 kg trở lên có giá rất cao.

Nhiều năm trước đây, ở Nhà Bè có quán Sông Quê, Vườn Xoài, Sông Trăng... là địa điểm thu mua cá chìa vôi để chế biến các món gỏi, cháo... Người sành ăn có thể bỏ ra bạc triệu để được thưởng thức món bao tử cá chìa vôi luộc hoặc hấp.

Đến đây vào thời điểm này, có chăng chỉ là những con chìa vôi bé tẹo, cân nặng không quá 1 kg nhưng giá cũng thuộc loại “khủng”. Vì giá cao nên nhiều người không gọi cá chìa vôi mà thường gọi là “cá vàng”.

Vì quanh năm sinh sống ở vùng nước chảy xiết, nên thịt cá chìa vôi vừa ngọt vừa săn chắc, nhai rất đã răng. Thịt cá chìa vôi không tanh như cá lóc (vì chúng sống ở vùng nước xiết nên được cọ rửa thường xuyên chăng?) nên đem nấu cháo không cần bỏ quá nhiều gừng, có quán còn không bỏ, giữ được vị tự nhiên, lại không bị nát mà chúng còn có sụn, nhai sựt sựt lại càng ngon, dân sành ăn rất thích.

Những lát cá chìa vôi xắt ngang thớ như thịt thăn heo trộn với hành tây, củ kiệu, ngó sen non, cà rốt và đậu phộng rang. Bên trên là hành khô, ớt lát, ngò tươi; bên cạnh là đĩa bánh phồng tôm vàng rộm. Cái bí quyết của món này chính là ở chỗ dùng gia vị bóp gỏi và cách pha nước chấm của chủ quán. Chẳng thế, khách đưa miếng gỏi cá vô miệng mà tịnh không nghe mùi tanh của cá. Miếng cá giòn dặm rồi đậm dịu lưỡi tan cùng thoáng chua giòn của ngó sen và bùi ngậy của đậu phộng, hấp dẫn, lôi cuốn, ăn qua là nhớ mãi.

Du lịch Huyện Nhà Bè (1)

Gỏi các chìa vôi

Những năm gần đây, cá chìa vôi bị đánh bắt quá nhiều, dần trở nên khan hiếm.Sách đỏ Việt Nam có ghi danh họ cá chìa vôi, trong đó có 8 loài cần được bảo vệ. Thông tư số 02 ngày 20/3/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định 59 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, ghi tên 21 loại thủy sản bị cấm đánh bắt, trong đó có cá chìa vôi.

Trên các diễn đàn câu cá ở TP.HCM, nhiều người đi câu hay đóng đáy đưa ra quy ước ngầm, nếu bắt được cá nhỏ dưới 1 kg là thả chúng lại với dòng sông. Đây là điều cần tuyên truyền, nhân rộng ý thức bảo vệ cá quý.

Các nhà khoa học ở Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 đang sưu tầm và thuần dưỡng cá chìa vôi. KS. Nguyễn Hữu Thanh cho biết, hiện trung tâm đang nuôi vỗ 60 cá thể và tiến hành các thí nghiệm cần thiết để cho đàn cá sinh sản nhân tạo và được ươm nuôi...

Chìa Vôi thường làm 02 món, phần filet dùng làm gỏi, còn đầu đuôi nấu cháo. Gọi là gỏi chứ thịt cá đã được trụng chín mới mang bóp gỏi, ăn kèm với bánh phồng tôm. Khá ngon và lạ miệng, thịt cá dai, không tanh.

SÔNG SOÀI RẠP

Sông Soài Rạp là một trong những phân lưu của hệ thống sông Sài Gòn - sông Đồng Nai. Sông có chiều dài khoảng 40 km. Sông được bắt đầu từ đoạn xã Phú Xuân, Huyện Nhà Bè và Xã Bình Khánh, Huyện Cần Giờ theo hướng Nam đổ ra biển Đông tại cửa Soài Rạp, và làm ranh giới tự nhiên giữa các Huyện Cần Giờ và Nhà Bè, giữa Cần Giờ và Cần Giuộc (Long An), giữa Cần Giờ và Gò Công Đông (Tiền Giang).

Du lịch Huyện Nhà Bè (2)

Sông Soài Rạp

Dòng chảy

Sông được bắt đầu từ đoạn xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè và xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ theo hướng nam đổ ra Biển Đông tại cửa Soài Rạp, và làm ranh giới tự nhiên giữa các huyện Cần Giờ và Nhà Bè, giữa Cần Giờ và Cần Giuộc (Long An), giữa Cần Giờ và Gò Công Đông (Tiền Giang).

Sông có chiều dài khoảng 40 km, khúc rộng nhất của sông khoảng 3 km nằm phía hạ lưu nơi ranh giới giữa xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ và xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông.

Thủy vận

Ngày 21 tháng 6 năm 2014, dự án nạo vét sông Soài Rạp giai đoạn 2, vay vốn ODA của Chính phủ Bỉ kết thúc. Sông Soài Rạp đã được nạo vét đến độ sâu 9m và cảng Hiệp Phước trên luồng sông Soài Rạp đã đón được tàu 50.000 tấn. Trong tương lai, lòng sông tiếp tục được nạo vét đến độ sâu 12m để cảng Hiệp Phước sẽ đón được tàu 70.000 tấn, xứng tầm hệ thống cảng biển quốc tế lớn và hiện đại của Việt Nam nằm trên luồng sông này nhằm thay thế cho hệ thống cảng Sài Gòn cũ.

Cầu qua sông

  • Cầu Cần Giờ, nối huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh (dự án)
  • Cầu Bình Khánh, nối huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh (đã khởi công)

Việc di chuyển qua luồng sông Soài Rạp sẽ giúp các phương tiện rút ngắn được 20 km và tiết kiệm được 2 giờ so với việc di chuyển qua luồng Lòng Tàu, giúp nhà đầu tư tiết kiệm được chi phí hoa tiêu, chi phí nhiên liệu và thời gian vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu. Dự báo, sản lượng hàng hóa thông qua luồng Soài Rạp đến năm 2025 ước đạt từ 120 - 150 triệu tấn, nguồn thu trong giai đoạn 2015 - 2025 ước khoảng 580.000 - 720.000 tỷ đồng.

MIẾU NGŨ HÀNH – CHÙA BÀ CHÂU ĐỐC 2

Địa chỉ: Hẻm 908, Đường Huỳnh Tấn Phát, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Bà Châu Đốc có đến ba ngôi chùa cùng tên : Chùa Bà Châu Đốc haу còn gọi là chùa Bà Châu Đốc 1 nằm ở huуện Châu Đốc tỉnh An Giang, chùa Bà Châu Đốc 2 (Huyện Nhà Bè) ᴠà chùa Bà Châu Đốc 3 (Thành phố Thủ Đức). Mỗi dịp tết đến хuân ᴠề, người dân khắp nơi kéo ᴠề 3 ngôi chùa nàу hành hương cầu maу.

Thực chất хưa kia chùa Bà Châu Đốc 2 chỉ là ngôi miếu thờ nằm ven sông Soài Rạp và được xây dựng tạm bợ bằng cây dừa nước. Thời đó, người dân huуện Nhà Bè dựng lên ngôi miếu nàу để thờ những vong hồn trôi dạt ᴠề ᴠùng ngã ba ѕông trước cửa Miếu bây giờ. Về ѕau vào những năm 1980 - 1990, tục thờ cúng mới trở nên phổ biến. Năm 1993, một số vị sư đã tôn tạo và xây dựng thành Miếu Ngũ Hành ᴠà thành lập ra Ban Hương hội cho ngôi “Chùa – Miếu” nàу.

Du lịch Huyện Nhà Bè (3)

Miếu Ngũ Hành

Các tiểu thương lan truуền rằng “vay vốn” của Bà Chúa Xứ Châu Đốc ở Núi Sam (thị xã Châu Đốc, An Giang) haу chính là chùa Bà Châu Đốc 1 - sẽ làm ăn thuận lợi, phát tài, mua may bán đắt,…Cho nên để tiện lợi cho việc “xin lộc” của Bà thì một số người của Ban Hương Hội đã đến chùa Chùa Bà Châu Đốc An Giang để хin làm một chi nhánh của Chùa chính ᴠà lập thành Chùa Bà Châu Đốc 2 nhưng thực chất vẫn mang tên gọi là Miếu Ngũ Hành. Đó là lý do tại ѕao người ta ᴠẫn quen gọi là chùa Bà Châu Đốc 2, nhưng khi đến thì ᴠẫn có tấm biển tên là miếu Ngũ Hành.

Từ đó Miếu Ngũ Hành này biến thành một quần thể cơ sở thờ tự quy mô với một tập hợp rất nhiều hệ thống thần linh bao gồm:

  • Phật Giáo: Phật Tổ, Quan Thế Âm Bồ Tát, Quan Âm Nam Hải, Diêu Trì Kim Mẫu;
  • Đạo Giáo : Ngọc Hoàng, Tề Thiên;
  • Tín Ngưỡng Dân Gian: Bà Chúa Xứ Nguyên Nhung, Linh Sơn Thánh Mẫu,Bà Ngũ Hành, Bà Cố Hỷ, Ông Địa, Thần Tài, Ông Hổ, Thần Nông, Tiền Hiền, Hậu Hiền, Cửu Huyền Thất Tổ;

Miếu có 2 lệ cúng lớn hàng năm:

  • Ngày vía Ngũ Hành vào ngày 15, 16 tháng 2 âm lịch;
  • Ngày vía Bà Chúa Xứ vào ngày 22, 23 tháng 4 âm lịch;
  • Trong ngày vía Ngũ Hành có nghi thức nghênh Bà trên sông Soài Rạp ở phía trước Miếu. Bà Ngũ Hành từ vai trò thần chủ lúc khởi điểm đã trở thành vị thần đồng phối tự trong khu vực quần thể tín ngưỡng này, uy danh của Bà Chúa Xứ Châu Đốc đã trở nên áp đảo tuyệt đối, cộng hưởng với Linh Sơn Thánh Mẫu được thờ tự nơi đây.

“Chùa Bà Châu Đốc 2” đã trở thành một điểm hành hương quan trọng ở Tp.Hồ Chí Minh, thu hút cả khách thập phương đến chiêm bái. Đặc biệt vào dịp rằm tháng Giêng thì bất kể ngày hay đêm cũng có khách đến vía Bà.

Mời bạn cùng chúng tôi khám phá Du lịch Huyện Nhà Bè đầy đủ tại đây.

Vibrant Ho Chi Minh City


  • # sống động từng trải nghiệm
Du lịch Huyện Nhà Bè (2024)
Top Articles
Latest Posts
Article information

Author: Melvina Ondricka

Last Updated:

Views: 5956

Rating: 4.8 / 5 (68 voted)

Reviews: 83% of readers found this page helpful

Author information

Name: Melvina Ondricka

Birthday: 2000-12-23

Address: Suite 382 139 Shaniqua Locks, Paulaborough, UT 90498

Phone: +636383657021

Job: Dynamic Government Specialist

Hobby: Kite flying, Watching movies, Knitting, Model building, Reading, Wood carving, Paintball

Introduction: My name is Melvina Ondricka, I am a helpful, fancy, friendly, innocent, outstanding, courageous, thoughtful person who loves writing and wants to share my knowledge and understanding with you.